Diễn Đàn Luật Học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Luật Học

Luật dân sự, hình sự, thương mại, tài chính, công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, hôn nhân gia đình, nghị định, thông tư, luật, phần mềm, tin học
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 cau hoi thi mon to tung dan su 2 Khoa Luat Dai hoc Can Tho

Go down 
Tác giảThông điệp
nakhoa70




Tổng số bài gửi : 2
Join date : 04/02/2010

cau hoi thi mon to tung dan su 2 Khoa Luat Dai hoc Can Tho Empty
Bài gửiTiêu đề: cau hoi thi mon to tung dan su 2 Khoa Luat Dai hoc Can Tho   cau hoi thi mon to tung dan su 2 Khoa Luat Dai hoc Can Tho I_icon_minitime04/03/11, 07:43 pm

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
(bài kiểm tra giữa học kỳ) (nhóm3)
Phần I: Anh (chị) hãy cho biết, trong những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Đương sự có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều đương sự khác trong cùng vụ án dân sự.
2. Không phải tất cả các vụ việc dân sự đều do Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc của bị đơn giải quyết;
3. Tòa án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có yêu cầu của đương sự.
4. Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự chỉ bao gồm các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự.
5. Giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử.
6. Không phải tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự đều thuộc đối tượng chứng minh.
7. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, để làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự Thẩm phán có thể tự quyết định trưng cầu giám định.
8. Người tiến hành tố tụng dân sự chỉ bao gồm những người có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự.
9. Trong mọi trường hợp, tòa án theo lãnh thổ có quyền giải quyết tranh cấp vụ kiện ly hôn đều thuộc thẩm quyền nơi cư trú; làm việc của bị đơn.
10. Trong mọi trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện nếu vụ viêc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
11. Tòa án thụ lý vụ án dân sự kể từ ngày nhận đơn khởi kiện.
12. Người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm.
13. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
14. Trong mọi trường hợp khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án phải tiến hành biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ.
15. Tòa án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu đương sự có yêu cầu bằng văn bản.
16. Mọi vụ án dân sự Tòa án đều phải tự mình tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ.
17. Trong mọi trường hợp Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
18. Ngày thụ lý vụ án là ngày người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
19. Trong mọi trường hợp cá nhân đều được ủy quyền cho người khác khởi kiện thay cho mình.
20. Việc hòa giải trước khi xét xử phúc thẩm là bắt buộc, trừ những việc pháp luật quy định không được hòa giải hoặc hòa giải không được.
21. Tòa án phải lấy lời khai của đương sự và người làm chứng khi giải quyết vụ kiện dân sự phải thực hiện tại phiên tòa.
22. Tòa án cấp giám đốc thẩm phải triệu tập các đương sự đến tham gia phiên tòa.
23. Tòa án hoãn phiên tòa nếu đương sự được triệu tập hợp lệ hai lần nhưng vắng mặt.
24. Quan hệ giữa đương sự với đương sự là quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.
25. Trong mọi trường hợp khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm thì hội đồng xét xử phúc thẩm phải ra quyết định đình chỉ viêc giải quyết vụ án.
26. nếu nguyên đơn rút tòa bộ yêu cầu khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm thì tòa cấp phúc thẩm không phải mở phiên tòa phúc thẩm.
27. Khi đã nghị án, nếu Hội đồng xét xử quay trở lại phần xét hỏi thì sau đó phải tiếp tục phần nghị án.
28. Tại phiên tòa sơ thẩm, khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án, Hội đồng xét xử sẽ công nhận thỏa thuận đó bằng một quyết định.
29. Trong mọi trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại đối với phần bản án, quyết định bị kháng nghị.
30. Sau khi đại diện Vện kiểm sát trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về hướng giải quyết vụ án, đương sự có quyền tranh luận với đại diện Viện kiểm sát.
31. Trong mọi trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện ở cấp phúc thẩm.
32. Thi hành án là một giai đoạn tố tụng dân sự.
33. Trong vụ án xin ly hôn, chủ nợ có yêu cầu vợ chồng trả nợ nhưng không nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm thì Tòa án không giải quyết yêu cầu của họ.
34. Trong mọi trường hợp hội thẩm nhân dân không được tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi cho đương sự.
35. Tòa án Việt Nam không có quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
36. Trong mọi trường hợp người khởi kiện vụ án dân sự phải nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo trực tiếp tại Tòa án.
37.Tòa án trả lại đơn khởi kiện nếu sau khi thụ lý vụ án mà phát hiện một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự.
38. Trong mọi trường hợp nếu quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo kháng nghị phúc thẩm thì Tòa án cấp sơ thẩm đều phải gửi hồ sơ lên Tòa án cấp trên giải quyết theo trình tự phúc thẩm.
39. Khi Tòa án đã giải quyết xong vụ án (có bản án có hiệu lực pháp luật) thì các đương sự không được quyền khởi kiện lại vụ án đó nếu không có gì khác về chủ thể và nội dung vụ án.
40. Trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm chưa phát sinh hiệu lực pháp luật.

Phần II: Tình huống và bài tập
41. Tòa án giải quyết vụ án như thế nào nếu sau khi đã thụ lý vụ án mà:
a. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai để tham gia hòa giải mà vẫn cố tình vắng mặt.
b. Bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai để tham gia phiên tòa sơ thẩm mà vẫn vắng mặt.
42. Phân biệt chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền với trả lại đơn khởi kiện.
43. Phân biệt người đại diện cho đương sự ủy quyền với người bảo vệ quyền lợi của đương sự?
44. Tòa án phúc thẩm phải giải quyết như thế nào nếu:
a. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vi phạm thẩm quyền lãnh thổ.
b. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vi phạm thẩm quyền chung về dân sự của Tòa án.
c.Tòa án cấp sơ thẩm không hòa giải theo quy định của pháp luật.
45. Phân biệt chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền với trả lại đơn khởi kiện.
46. Anh A và chị B kết hôn năm 1992. Sau khi kết hôn, anh chị sống cùng bố mẹ anh A tại huyện H, tỉnh N. Năm 1999 anh, chị đi lao động hợp tác tại Đức.Do mâu thuẫn vợ chồng nâm 2001 chị B bỏ về Việt Nam và sống cùng bố mẹ đẻ tại thị xã B, tỉnh H. Năm 2002, sau khi hết thời hạn lao động ở Đức, anh A bỏ đi đâu không rõ địa chỉ và chị B cũng không có tin tức gì về anh. Nay chị B có đơn yêu cầu Tòa án thị xã P xác định anh A mất tích và xin ly hôn với anh nhưng Tòa án này không thụ lý vì cho rằng chị phải yêu cầu Tòa án tỉnh N giải quyết. Hỏi Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý vụ viêc nói trên? Tại sao?
47. Vợ chồng A,B yêu cầu Tòa án giải quyết viêc ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng . Sau khi thụ lý, Tòa án tiến hành điều tra thì được biết vợ chồng A, B có vai của ông M 60 triệu đồng, vay của bà N 40 triệu đồng. Ông M yêu cầu vợ chồng A, B trả số tiền nợ 60 triệu đồng, còn số tiền nợ 40 triệu đồng, bà N không yêu cầu Tòa án giải quyết vì nợ chưa hết hạn. Anh (chị) hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án?
48.Căn nhà cấp 4 trên diện tích đất 250 m2 tại xã Vĩnh Tuy – Thanh Trì – Hà Nội là của ông A và bà B. Ông bà có 5 người con là M, N, P, Q và chị H. Ông A chết năm 1989, bà B chết năm 1990. Ngày 13/5/1991 M, N viết giấy bán nhà đất cho anh K với giá 42 triệu đồng. Sau khi mua nhà đất do chưa có nhu cầu sử dụng ngay nên anh K đã cho M, N tạm thời quản lý sử dụng. Năm 2000 M, N tuyên bố không bán nhà đất nữa và trả tiền cho K vì P, Q và H không đồng ý bán nhà đất. Ngày 28/12/2001 anh K khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc M, N trả lại nhà đất anh đã mua. Anh (chị) hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp cần giải quyết và tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án?
49. Năm 1999 A cho B vay 100 triệu đồng với thời hạn 2 năm. B và vợ là C có đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Cống Vị - Quận Ba Đình – Hà Nội. A đã nhiều lần yêu cầu B trả nợ nhưng B không trả được. Năm 2003 B chuyển vào làm việc tại thành phố N tỉnh K nhưng chưa chuyển hộ khẩu. Hỏi anh A có thể khởi kiện tại Tòa án nào để đòi nợ? Tại sao?
50. Tháng 5/2002 bà B cho ông T vay 2000 USD với thời hạn 2 năm. Ông T đã viết giấy biên nhận nợ và Ký tên. Tháng 4/2004 bà B chết. Tháng 6/2004 chồng bà B là ông A yêu cầu ông T trả nợ nhưng ông T không chịu trả với lý do đã trả cho bà B lúc bà còn sống. Tháng 1/2005 ông A cùng các con M, N, P khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông T phải trả nợ. Anh (chị) hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp cần giải quyết và tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án? Để giải quyết vụ án này Tòa án cần xác minh những vấn đề gì?
-------------------HẾT--------------


@ Yêu cầu:
- Mỗi câu lý thuyết ở phần 1 có số điểm là 0,05 điểm.
- Mỗi câu tình huống và bài tập ở phần II là 0,1 điểm
- Nhóm 3 báo cáo; nhóm 4 phản biện. Nếu nhóm 3 sai và nhóm 4 phản biện đúng thì điểm câu đó thuộc về nhóm 4; nếu cả hai nhóm đều sai và thành viên trong lớp sửa đúng thì thành viên sửa đúng được tổng điểm trừ của hai nhóm sai.
VD: câu 15 cả hai nhóm đều sai, anh K sửa đúng. Vậy, anh K có điểm = 0,05 (điểm trừ của nhóm 3) + 0,05 (điểm trừ nhóm 4) = 0,1 điểm


Chúc các Anh (Chị) thành công!

























LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
(bài kiểm tra giữa học kỳ) (nhóm4)

Phần I. Các nhận định sau đây nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Tại sao?
1. Việc giải quyết yêu cầu “thay đổi bổ sung yêu cầu của đương sự ở tại phiên tòa sơ thẩm đều phải được Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án.
2. Tại phiên tòa sơ thẩm nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau và yêu cầu tòa án công nhận thì hội đồng xét xử phải thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
3. Kháng cáo hợp lệ là kháng cáo do người có quyền kháng cáo thực hiện trong thời hạn kháng cáo.
4. Đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm.
5. Giám đốc thẩm là một cấp xét xử thứ ba.
6. Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án xét xử giám đốc thẩm phải tham gia tát cả các phiên tòa giám đốc thẩm.
7. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị khi đã hết hạn kháng nghị.
8. Tất cả các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đều là đối tượng của kháng cáo kháng nghị phúc thẩm.
9. Thời hạn kháng cáo chỉ có 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
10. Tòa án phải tạm hoãn phiên tòa nếu tại phiên tòa bị đơn bỏ về mất.
11. Tòa án phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự nếu sau 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các đương sự không thay đổi ý kiến.
12. Người thân thích của đương sự có thể là người làm chứng và họ phải có nghĩa vụ khai báo tất cả những gì họ biết.
13. Trường hợp vắng mặt người bảo vệ quyền lợi của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án không hoãn phiên tòa.
14. Theo quy định tại Điều 311 BLTTDS thì có thể suy ra thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự là 4 tháng vì BLTTDS không quy định.
15. Nếu đương sự xét thấy lời khai của người làm chứng quan trọng cho việc giải quyết vụ án nhưng khi yêu cầu Tòa án triệu tập mà Tòa án không triệu tập thì họ có quyền mời người làm chứng tham gia phiên tòa.
16. Yêu cầu hủy quyết định của Hội đồng trọng tài phải được giải quyết bằng một Hội đồng gồm 3 Thẩm phán.
17. thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được BLTTDS quy định “… ba lần trong ba ngày liên tiếp..” tức là Tòa án phải thông báo ngày ba lần và trong ba ngày liên tiếp.
18. Trong mọi trường hợp, người dưới 18 tuổi đều không được tham gia với tư cách là người đại diện cho đương sự.
19. Tất cả các tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất đều do Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
20. Khi giải quyết vụ án ly hôn, dù đương sự có tranh chấp về tài sản là bất động sản thì nguyên tắc cũng phải do Tòa án nơi cứ trú, làm việc của bị đơn giải quyết.
21. Tất cả các tranh chấp về nhà ở phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 1/7/1991 mà có người Việt Nam định cư tại nước ngoài tham gia thì Tòa án không thụ lý.
22. Trong mọi trường hợp khi có căn cứ xác định “Người khởi kiện không có quyền khở kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự” Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho đương sự.
23. “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” chỉ được coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu việc vi phạm đó dẫn tới hậu quả là Tòa án ra bản án không đúng pháp luật hoặc không đúng với thực tế khách quan của vụ án.
24. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi thực hiện đăng ký kết hôn trái pháp luật hoặc nơi cư trú của một trong các bên đăng ký trái pháp luật giải quyết.
25. Đình chỉ xét xử và đình chỉ giải quyết vụ án là hai khái niệm khác nhau.
26. Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định hành chính.
27. Tranh chấp về hợp đồng mua bán giữa các cá nhân chỉ có thể thuộc thẩm quyền của tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc; nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các bên có thỏa thuận bằng văn bản.
28. Trong cùng một vụ án, tư cách của bị đơn không bị thay đổi.
29. Không có nguyên đơn là người dưới 6 tuổi.
30. Thi hành án là thủ tục hành chính chứ không phải là thủ tục tư pháp.
Phần II: Câu hỏi lý thuyết và bài tập tình huống.
31. So sánh phạm vi xét xử phúc thẩm với phạm vi xét xử giám đốc thẩm?
32. Người đại diện ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự chấm dứt trong những trường hợp nào?
33. Phân biệt căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm với căn cứ kháng nghị tái thẩm?
34. Thế nào là “triệu tập hợp lệ” các đương sự? Hậu quả của viêc Tòa án triệu tập hợp lệ các đương sự đến tham gia phiên tòa nhưng các đương sự vẫn vắng mặt?
35. So sánh quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm với quyền hạn của Hội đồng xét xử tái thẩm?
36. Tại sao nói giám đốc thẩm, tái thẩm là những thủ tục tố tụng đặc biệt?
37. Phân phân biệt người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập với nguyên đơn.
38. Phân biệt tự hòa giải và hòa giải do Tòa án tiến hành?
39. Phân biệt phạm vi khởi kiện với phạm vi kháng cáo
40. Phân biệt nguyên đơn với nguyên đơn dân sự.
41. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào nếu phát hiện căn cứ : “Sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết vụ án”.

42. Ông A chết năm 1998. Ngày 10/10/2000 các con của ông A là M, N, P khởi kiện yêu cầu ông B trả lại căn nhà 80 m2 trên diện tích đất 200 m2. Theo M, N, P căn nhà này ông A cho ông B ở nhờ từ năm 1970, hiện gia đình còn giấy tờ sở hữu. M, N, P đồng ý thanh toán cho ông B tiền xây dựng nhà ở là 500 triệu đồng để lấy lại nhà đất. Theo ông B trình bày thì năm 1972 ông A đã bán nhà đất cho ông, có giấy viết tay nhưng bị thất lạc, từ năm 1972 ông đã nhiều lần xây dựng, cải tạo nhưng ông A không có ý kiến gì. Các nhân chứng sống cùng với ông A là ông K, ông Q và bà D đều khẳng định có việc mua bán nhà đất giữa ông A và ông B. Anh (chị) hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự và cho biết hướng giải quyết của vụ án này?
43. Ông A và bà B có 4 người con là C, D, I, K. Ông A, bà B chết năm 2000 không để lại di chúc. Di sản để lại là một căn nhà máy bằng trên diện tích đất 100 m2. Năm 2002 C đã bán căn nhà đó được 800 triệu đồng. C chia cho D, H, K mỗi người 100 triệu đồng. D, I, K không đồng ý vì cho rằng họ phải được hưởng 3/4 số tiền bán nhà và đã kiện ra Tòa án đòi C trả thêm cho mỗi người 100 triệu đồng. Yêu cầu D, I, K được Tòa án xử chấp nhận.
Hỏi trong vụ án này Tòa án quyết định việc đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí và án phí như thế nào?
44. Anh A và chị B kết hôn tự nguyện, có đăng ký kết hôn năm 1993. Do mâu thuẫn vợ chồng ngày 20/12/2002 anh A và chị B cùng yêu cầu ly hôn. Tòa án đã tiến hành hòa giải đoàn tụ nhiều lần nhưng họ vẫn kiên quyết xin ly hôn. Hỏi Tòa án phải giải quyết vụ án như thế nào trong các trường hợp sau:
a.Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành và biên bản thỏa thuận của đương sự về việc thuận tình ly hôn, chia tài sản và nuôi con thì A, B lại tự giải quyết được mâu thuẩn tự trở về sống chung với nhau.
b. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành và biên bản thỏa thuận của đương sự về việc thuận tình ly hôn, chia tài sản và nuôi con thì A lại có ý kiến thay đổi theo hướng yêu cầu Tòa án xét xử về phần nuôi con và chia tài sản.
45. Anh A kết hôn với chị B năm 1996. Do mâu thuẫn vợ chồng, ngày 10/6/1998 chị B đã gửi đơn đến Tòa án xin ly hôn và chia tài sản. Khi giải quyết vụ án ly hôn, Tòa án xác định vợ chồng A, B có vay của M số tiền 80 triệu đồng nên đã quyết định anh A, chị B mỗi người phải trả cho chị M 40 triệu đồng. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Chị M nhiều lần yêu cầu A,B phải trả số tiền trên nhưng không làm đơn yêu cầu thi hành án. Ngày 20/8/2002 chị mới có đơn yêu cầu thi hành án thì được cơ quan thi hành án trả lời đã hết thời hiệu thi hành án. Nay chị M lại có đơn khởi kiện đòi A,B phải trả số tiền trên. Hỏi Tòa án có thể thụ lý giải quyết vụ án được không? Tại sao?
46. Anh A kiện chị B về việc đòi nhà cho thuê. Sau khi hòa giải không thành Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào với các tình huống sau:
a) Ngày 15/1/2005 Tòa án triệu tập hợp lệ chị B đến tham gia phiên tòa dự kiến mở vào ngày 28/1/2005, nhưng ngày 27/1/2005 chị B đến Tòa án xin hoãn phiên tòa vì lý do sứ khỏe.
b) Tại phiên tòa mở vào ngày 28/1/2005 chị B có mặt, nhưng khi Hội đồng xét xử tiến hành thủ tục xét hỏi, A lại bỏ phòng xử án và không tiếp tục tham gia phiên tòa nữa mà không có lý do.
47. Ngày 1/1/2003 A cho B vay 100 triệu, thời hạn vay một năm lãi suất 1,5%/ 1 tháng . Do nhà ăn thua lỗ B không trả được cho A nên ngày 1/10/2004 A kiện B ra tòa. Ngày 25/2/2005 Tòa án tiến hành hòa giải và lập biên bản hòa giải thành ghi nhận A, B đã thỏa thuận được với nhau là ngày 30/12/2005 B sẽ trả đủ cho A số tiền 100 triệu đồng và 5 triệu đồng tiền lãi. Ngày 28/2/2005 A,B lại thỏa thuận lại với nội dung B phải trả cho A số tiền là 100 triệu đồng tiền nợ gốc vào ngày 30/10/2005. Hỏi Tòa án phải giải quyết vụ án như thế nào?
48. Công ty Hải Hà có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh có ký hợp đồng lắp máy điều hòa nhiệt độ cho khách sạn của bà H ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận trị giá 300 triệu đồng. Khi hoàn thành xong công việc lắp đặt bà H mới thanh toán cho công ty được 250 triệu đồng. Số tiền còn lại là 50 triệu đồng hai bên thỏa thuận hết thời hạn bảo hành trả bà H sẽ trả nốt cho công ty. Hết thời hạn bảo hành bà H vẫn không trả nốt số tiền còn lại vì cho rằng có một số máy điều hòa chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Nay công ty muốn kiện bà H đòi sớ tiền còn thiếu. Hỏi Tòa án nhân dân nào có thẩm quyền giải quyết vụ án?
49. A lái xe gây tai nạn làm B bị thiệt hại. B đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu A bồi thường thiệt hại. Để xác định mức độ thiệt hại B yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định, nhưng A phản đối. Hỏi theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định không? Tại sao?
50. Năm 2000 A có vay của B 5 triệu đồng. Hai người thỏa thuận với nhau là một năm sau A trả nợ. Đến nay A vẫn không trả nợ, sau nhiều lần đòi nợ không được nên B đã khởi kiện A đòi nợ. Tòa án đã triệu tập A đến tham gia phiên tòa lần thứ hai, nhưng A bị ốm nên không thể đến tham gia phiên tòa. Hỏi trong trường hợp này Tòa án có được xét xử vắng mặt A không hay phải hoãn phiên tòa?
-------------HẾT-------------
@ Yêu cầu:
- Mỗi câu ở phần 1 có số điểm là 0,05 điểm.
- Mỗi câu tình huống và bài tập ở phần II là 0,075 điểm
- Nhóm 4 báo cáo; nhóm 3 phản biện. Nếu nhóm 4 sai và nhóm 3 phản biện đúng thì điểm câu đó thuộc về nhóm 3; nếu cả hai nhóm đều sai và thành viên trong lớp sửa đúng thì thành viên sửa đúng được tổng điểm trừ của hai nhóm sai.
VD: câu 15 cả hai nhóm đều sai, anh K sửa đúng. Vậy, anh K có điểm = 0,05 (điểm trừ của nhóm 3) + 0,05 (điểm trừ nhóm 4) = 0,1 điểm


Chúc các Anh (Chị) thành công!
Con mot phan nua ne
BÀI KIỂM TRA
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2
NHÓM: 1
Các nhận định sau đúng, sai? Giải thích.
1. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự.
2. Trước hoặc tại phiên tòa đương sự có quyền bổ sung thay đổi hoặc rút yêu cầu của mình.
3. Tòa án có thể tự mình thu thập chứng cứ.
4. Đương sự có quyền nhờ Tòa án thu thập chứng cứ.
5. Tất cả các vụ án dân sự trước khi xét xử sơ thẩm đều phải tiến hành hòa giải.
6. Hội thẩm Nhân dân có quyền tham gia vào việc giải quyết vụ án dân sự.
7. Hội thẩm Nhân dân có quyền tuyên án.
8. Xét xử kín là không công khai.
9. Người phiên dịch là người biết ngoại ngữ khác ngoài tiếng Việt.
10. Khi đương sự yêu cầu thì VKS phải tham gia phiên tòa.
11. Khi tham gia phiên tòa thì đại diện VKS có quyền tranh luận.
12. Đại diện VKS phải tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.
13. Viện kiểm sát cấp nào kháng nghị thì cấp đó phải cử đại diện VKS tham gia phiên tòa.
14. Viện kiểm sát Nhân dân có quyền thu thập chứng cứ khi đương sự yêu cầu.
15. Khi đương sự yêu cầu thì các cơ quan tổ chức đang giữ chứng cứ phải cung cấp cho đương sự.
16.Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
17.Tranh chấp về Sở hữu trí tuệ là tranh chấp về dân sự.
18. Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì họ là nguyên đơn.
19.Trước khi tuyên bố một người là đã chết thì Tòa án phải ra thông báo tìm kiếm người vắng mặt.
20.Yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp Tỉnh.
21.Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án phải giải quyết cả về tài sản và con chung.
22. Nhận cha mẹ con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
23. Mua bán hàng hóa là tranh chấp kinh doanh thương mại.
24.Cung ứng dịch vụ, đại lý là tranh chấp kinh doanh thương mại.
25.Các tranh chấp về lao động đều do Tòa án giải quyết
26. Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ án có yếu tố nước ngoài.
27. Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ án kinh doanh thương mại.
28. Khi đương sự ở nước ngoài thì vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp tỉnh?
29. Nơi bị đơn cư trú là nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú?
30. Các đương sự có quyền thoả thuận với nhau về việc lựa chọn Toà án giải quyết?
31. Sau khi thụ lý vụ án nếu Toà án phát hiện sự việc không thuộc thẩm quyền thì Toà án phải ra quyết định chuyển vụ án cho Toà án có thẩm quyền giải quyết?
32. Chánh án Toà án phải là thẩm phán?
33. Chánh án Toà án có quyền tham gia xét xử?
34. Chỉ có thẩm phán được phân công giải quyết vụ án mới có quyền tiến hành hoà giải vụ án dân sự?
35. Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia giải quyết việc dân sự?
36. Thẩm phán chỉ được tham gia giải quyết một lần đối với một vụ án?
37. Người làm chứng có thể bị thay đổi tại phiên toà?
38. Đối với việc giải quyết việc dân sự thì do một thẩm phán tiến hành?
39. Người khởi kiện là nguyên đơn?
40. Người khởi kiện là người tham gia vào vụ án để bảo vệ quyền lợi của mình?
41. Bị đơn có thể là Toà án nhân dân?
42. Cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trở lên?
43. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu khi tham gia tố tụng?
44. Một người có thể vừa là người bảo vệ quyền lợi cho đương sự vừa là người đại diện?
45. Đương sự có quyền nhờ nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích của mình?
46. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự nếu đã tham gia phiên Toà sơ thẩm thì phải tham gia phiên Toà phúc thẩm?
47. Người biết các tình tiết về vụ án là người làm chứng?
48. Cá nhân câm, điếc đều không thể trở thành người làm chứng?
49 Tháng 10/2007 Thẩm phán K được phân công giải quyết vụ án ly hôn của chị M và anh N. Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án vì chị M đang mang thai. Sau khi sinh con được 1 năm thì N làm đơn xin ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết. Chánh án Tòa án phân công thẩm phán K tiếp tục giải quyết vụ việc trên. Theo điều 47 BLTTDS . Hãy xác định thẩm phán K có được tiếp tục giải quyết vụ án trên không ?.
50 Anh A có 3 người con đã trưởng thành là C1, C2, C3. Trước khi chết A để lại di chúc, toàn bộ tài sản cho C3 hưởng. Sau khi A chết, C1 làm đơn khởi kiện yêu cầu Toà án xác định di chúc đó là vô hiệu vì cho rằng A lập di chúc trong tình trạng không minh mẫn và đề nghị Toà án chia di sản theo pháp luật. Hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và tư cách đương sự trong vụ án.
-----------------HẾT--------------------
* Yêu cầu:
- Mỗi câu 0.06đ. nhóm 1 báo cáo nhóm 2 sẽ phản biện và ngược lại khi nhóm 2 báo cáo thì nhóm 1 sẽ phản biện
- Nếu nhóm trình bày lời giải sai mà nhóm phản biện phát hiện được điểm sai của của nhóm trình bày thì điểm của câu đó được cộng cho nhóm phản biện. Nếu cả hai nhóm đều sai hoặc không phát hiện điểm sai thì cả hai nhóm đều bị trừ điểm câu đó.





































BÀI KIỂM TRA
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2
NHÓM: 2

50. Người giám định có thể là tổ chức?
51. Người giám định phải tham gia phiên Toà đối với việc mà họ đã tiến hành giám định?
52. Đương sự có quyền lựa chọn người phiên dịch?
53. Thân nhân của đương sự có thể là người phiên dịch cho đương sự?
54. Khi đương sự mất năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện tham gia tố tụng?
55. Cán bộ công chức trong ngành Toà án, viện kiểm sát, công an không được làm người đại diện cho đương sự?
56. Trong tố tụng dân sự, tòa cấp huyện có quyền hủy quyết định đang có hiệu lực của tòa cấp tỉnh.
57:Đương sự khi tham gia tố tụng có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ
58:Tình tiết,sự kiện mà mọi người đều biết là tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
59:Đương sự không đưa ra yêu cầu không có nghĩa vụ chứng minh
60: Tại phiên tòa sơ thẩm đại diện VKS có quyền phát biểu tranh luận.
61:Vật chứng là chứng cứ
62:Kết luận của giám định viên là chứng cứ
63:Nội dung ghi âm,ghi hình là chứng cứ
64:Đương sự có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ ở cấp sơ thẩm
65:Khi đương sự yêu cầu thì toà án tiến hành lấy lời khai của họ
66:Khi đương sự yêu cầu người làm chứng tham gia tố tụng thì toà án có nghĩa vụ phải triệu tập họ tham gia tố tụng
67:Toà án có quyền tự mình lấy lời khai của người làm chứng
68:Toà án có quyền tự mình xem xét,thẩm định tại chỗ
69:Đương sự có quyền lựa chọn việc giám định
70:Toà án có quyền tự mình định giá tài sản
71:Các căn cứ đều phải công khai tại phiên toà
72:Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng cùng với thời điểm thụ lý vụ án
73:Toà án có quyền ra quyết định tự mình thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời
74: Kháng nghị quá hạn là kháng nghị vượt quá thời hạn quy định.
75:Đương sự có quyền yêu cầu toà ánphong toả tài sản đang tranh chấp
76:Người yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm
77:Trước hoặc tại phiên toà Toà án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
78:Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm tính từ ngày quyền lợi bị xâm phạm
79:Người khởi kiện phải là người có quyền,lợi ích bị xâm phạm
80:Sau khi thụ lý nếu toà án phát hiện thời hiệu khởi kiện đã hết thì phải trả lại đơn kiện cho đương sự
81:Một sự việc toà án chỉ được giải quyết một lần
82:Thời điểm thụ lý vụ án là khi đương sự nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí
83:Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu đối với nguyên đơn
84:Yêu cầu đòi bồi thường đối với việc gây thiệt hại đến tài sản nhà nước1 là vụ án không được hoà giải
85: Tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là vụ án không được hòa giải.
86: Bản án quyết định bị kháng nghị kháng cáo phần nào thì phần đó không được đưa ra thi hành.
87: Thẩm phán có thể ủy quyền cho thư kí tiến hành hòa giải.
88: Hòa giải thành là trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được toàn bộ vụ án.
89: Tòa án có nghĩa vụ phải hòa giải từ lần thứ hai trở lên đối với mỗi vụ án.
90: Nếu các đượng sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ nội dung vụ án và không có thay đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận.
91: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực như bản án phúc thẩm.
92: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có thể được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
93: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có thể được kháng nghị theo thủ giám đốc thẩm.
94: Nếu người kháng cáo được triệu tập hợp lệ đến lần 2 thì Tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
95: Nếu nguyên đơn khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Tòa án đình chỉ vụ án.
96: Sau khi Tòa án thụ lý mà phát hiện có căn cứ quy định tại điều 168 thì Tòa án ra quyết định đình chỉ.
97: Những trường hợp đại diện VKS phải tham gia phiên tòa.
98: Thủ tục hỏi là thủ tục bắt buộc tại phiên tòa sơ thẩm.
99: A cư trú tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh cho B vay 100 triệu(B có hộ khẩu thường trú ở quận 2). Do B không trả A khởi kiện ra toà án quận 2.Sau khi thụ lý Toà án xác minh được B hiện đang sống với mẹ ruột tại quận 3.Toà án quận 2 ra quyết định chuyển vụ án cho Toà án giải quyết.Hỏi việc chuyển vụ án như vậy là đúng hay sai,vì sao?
100: A khởi kiện B đòi bồi thường thiệt hại 10 triệu đồng, Tòa án ra bản án buộc B bồi thường 6 triệu, A kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm, A và B thỏa thuận được mức bồi thường là 6.5 triệu, Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Hỏi Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng đúng hay sai?


-----------------HẾT--------------------
* Yêu cầu:
- Mỗi câu 0.06đ. nhóm 1 báo cáo nhóm 2 sẽ phản biện và ngược lại khi nhóm 2 báo cáo thì nhóm 1 sẽ phản biện
- Nếu nhóm trình bày lời giải sai mà nhóm phản biện phát hiện được điểm sai của của nhóm trình bày thì điểm của câu đó được cộng cho nhóm phản biện. Nếu cả hai nhóm đều sai hoặc không phát hiền điểm sai thì cả hai nhóm đều bị trừ điểm câu đó.





Về Đầu Trang Go down
 
cau hoi thi mon to tung dan su 2 Khoa Luat Dai hoc Can Tho
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Luật Học :: LUẬT HỌC :: LUẬT DÂN SỰ-
Chuyển đến